Welcome to Forum of 12A10 Class in MĐC High School (2007 - 2010) ^^
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Welcome to Forum of 12A10 Class in MĐC High School (2007 - 2010) ^^

Đây là nơi lưu trữ những kỷ niệm, chia sẻ, gặp gỡ của các thành viên lớp 12A10 trường THPT Mạc Đĩnh Chi TP.HCM niên khóa 2007 - 2010
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc tất cả các thành viên của lớp chúng ta luôn luôn tràn đầy hạnh phúc và thành công trong cuộc sống...^^!
Các bạn khi đã đăng ký xong tài khoản, cần vào phần Lý Lịch để bổ sung thông tin cá nhân (đây là điều bắt buộc)

 

 TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
KaiPro
Admin
KaiPro


Tổng số bài gửi : 593
Mức độ Pờ-rồ : 70676
Join date : 24/08/2010
Age : 31
Đến từ : TP.HCM

TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C Empty
Bài gửiTiêu đề: TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C   TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 1:48 pm

Bài 1 Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C

Bài chuyển đổi cơ số lười soạn quá cho nên viết bài này trước TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C 995596

Mục tiêu:

Kết thúc bài học này, bạn có thể:

 Phân biệt sự khác nhau giữa Câu lệnh, Chương trình và Phần mềm
 Biết được quá trình hình thành C
 Nên dùng C khi nào và tại sao
 Nắm được cấu trúc một chương trình C
 Hiểu rõ khái niệm giải thuật (algorithms)
 Vẽ lưu đồ (flowchart)
 Liệt kê các ký hiệu dùng trong lưu đồ

Giới thiệu


Ngày nay, khoa học máy tính thâm nhập vào mọi lĩnh vực. Tự động hóa hiện đang là ngành chủ chốt điều hướng sự phát triển thế giới. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải hiểu biết ít nhiều về Công nghệ Thông tin và lập trình nói chung. Cụ thể, C là một ngôn ngữ lập trình cấp cao mà mọi lập trình viên cần phải biết. Vì thế, trong giáo trình này, chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết cấu trúc ngôn ngữ C. Ðầu tiên chúng ta tìm hiểu sự khác nhau của những khái niệm: Lệnh (Command), Chương trình (Program) và Phần mềm (Software).

1.1 Ra lệnh cho máy tính làm việc

Khi một máy tính được khởi động, nó sẽ tự động thực thi một số tiến trình và xuất kết quả ra màn hình. Ðiều này diễn ra thế nào? Câu trả lời đơn giản là nhờ vào Hệ điều hành cài đặt bên trong máy tính. Hệ điều hành (operating system) được xem như phần mềm hệ thống. Phần mềm này khởi động máy tính và thiết lập các thông số ban đầu trước khi trao quyền cho người dùng. Để làm được điều này, hệ điều hành phải được cấu tạo từ một tập hợp các chương trình. Mọi chương trình đều cố gắng đưa ra lời giải cho một hay nhiều bài toán nào đó. Mọi chương trình cố gắng đưa ra giải pháp cho một hay nhiều vấn đề. Mỗi chương trình là tập hợp các câu lệnh giải quyết một bài toán cụ thể. Một nhóm lệnh tạo thành một chương trình và một nhóm các chương trình tạo thành một phần mềm.

Để rõ hơn, chúng ta hãy xem xét một thí dụ : Một người bạn đến nhà chúng ta chơi và được mời món sữa dâu. Anh ta thấy ngon miệng và muốn xin công thức làm. Chúng ta hướng dẫn cho anh ta làm như sau :
1. Lấy một ít sữa.
2. Đổ nước ép dâu vào.
3. Trộn hỗn hợp này và làm lạnh.

Bây giờ nếu bạn của chúng ta theo những chỉ dẫn này, họ cũng có thể tạo ra món sữa dâu tuyệt vời.
Chúng ta hãy phân tích chỉ thị (lệnh) ở trên
 Lệnh đầu tiên : Lệnh này hoàn chỉnh chưa ? Nó có trả lời được câu hỏi lấy sữa ‘ở đâu’ ?.
 Lệnh thứ hai : Một lần nữa, lệnh này không nói rõ nước ép dâu để ‘ở đâu’.

May mắn là bạn của chúng ta đủ thông minh để hiểu được công thức pha chế nói trên, dù rằng còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Do vậy nếu chúng ta muốn phổ biến cách làm, chúng ta cần bổ sung các bước như sau :
1. Rót một ly sữa vào máy trộn.
2. Đổ thêm vào một ít nước dâu ép.
3. Ðóng nắp máy trộn
4. Mở điện và bắt đầu trộn
5. Dừng máy trộn lại
6. Nếu đã trộn đều thì tắt máy, ngược lại thì trộn tiếp.
7. Khi đã trộn xong, rót hỗn hợp vào tô và đặt vào tủ lạnh.
8. Ðể lạnh một lúc rồi lấy ra dùng.

So sánh hai cách hướng dẫn nêu trên, hướng dẫn thứ hai chắc chắn hoàn chỉnh, rõ ràng hơn, ai cũng có thể đọc và hiểu được.
Tương tự, máy tính cũng xử lý dữ liệu dựa vào tập lệnh mà nó nhận được. Ðương nhiên các chỉ thị đưa cho máy vi tính cũng cần phải hoàn chỉnh và có ý nghĩa rõ ràng. Những chỉ thị này cần phải tuân thủ các quy tắc:
1. Tuần tự
2. Có giới hạn
3. Chính xác.

Mỗi chỉ thị trong tập chỉ thị được gọi là “câu lệnh” và tập các câu lệnh được gọi là “chương trình”.
Chúng ta hãy xét trường hợp chương trình hướng dẫn máy tính cộng hai số.
Các lệnh trong chương trình có thể là :

1. Nhập số thứ nhất và nhớ nó.
2. Nhập số thứ hai và nhớ nó.
3. Thực hiện phép cộng giữa số thứ nhất và số thứ hai, nhớ kết quả phép cộng.
4. Hiển thị kết quả.
5. Kết thúc.

Tập lệnh trên tuân thủ tất cả các quy tắc đã đề cập. Vì vậy, tập lệnh này là một chương trình và nó sẽ thực hiện thành công việc cộng hai số trên máy tính.

Ghi chú: Khả năng nhớ của con người được biết đến như là trí nhớ, khả năng nhớ dữ liệu được đưa vào máy tính được gọi là “bộ nhớ”. Máy tính nhận dữ liệu tại một thời điểm và làm việc với dữ liệu đó vào thời điểm khác, nghĩa là máy tính ghi dữ liệu vào trong bộ nhớ rồi sau đó đọc ra để truy xuất các giá trị dữ liệu và làm việc với chúng.

Khi khối lượng công việc giao cho máy tính ngày càng nên nhiều và phức tạp thì tất cả các câu lệnh không thể được đưa vào một chương trình, chúng cần được chia ra thành một số chương trình nhỏ hơn. Tất cả các chương trình này cuối cùng được tích hợp lại để chúng có thể làm việc với nhau. Một tập hợp các chương trình như thế được gọi là phần mềm.

Mối quan hệ giữa ba khái niệm câu lệnh, chương trình và phần mềm có thể được biểu diễn bằng sơ đồ trong hình 1.1:






[You must be registered and logged in to see this image.]





Hình 1.1: Phần mềm, chương trình và câu lệnh

1.2 Ngôn ngữ C

Vào đầu những năm 70 tại phòng thí nghiệm Bell, Dennis Ritchie đã phát triển ngôn ngữ C. C được sử dụng lần đầu trên một hệ thống cài đặt hệ điều hành UNIX. C có nguồn gốc từ ngôn ngữ BCPL do Martin Richards phát triển. BCPL sau đó đã được Ken Thompson phát triển thành ngôn ngữ B, đây là người khởi thủy ra C.

Trong khi BCPL và B không hỗ trợ kiểu dữ liệu, thì C đã có nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Những kiểu dữ liệu chính gồm : kiểu ký tự (character), kiểu số nguyên (interger) và kiểu số thực (float).

C liên kết chặt chẽ với hệ thống UNIX nhưng không bị trói buộc vào bất cứ một máy tính hay hệ điều hành nào. C rất hiệu quả để viết các chương trình thuộc nhiều những lĩnh vực khác nhau.

C cũng được dùng để lập trình hệ thống. Một chương trình hệ thống có ý nghĩa liên quan đến hệ điều hành của máy tính hay những tiện ích hỗ trợ nó. Hệ điều hành (OS), trình thông dịch (Interpreters), trình soạn thảo (Editors), chương trình Hợp Ngữ (Assembly) là các chương trình hệ thống. Hệ điều hành UNIX được phát triển dựa vào C. C đang được sử dụng rộng rãi bởi vì tính hiệu quả và linh hoạt. Trình biên dịch (compiler) C có sẵn cho hầu hết các máy tính. Mã lệnh viết bằng C trên máy này có thể được biên dịch và chạy trên máy khác chỉ cần thay đổi rất ít hoặc không thay đổi gì cả. Trình biên dịch C dịch nhanh và cho ra mã đối tượng không lỗi.

C khi thực thi cũng rất nhanh như hợp ngữ (Assembly). Lập trình viên có thể tạo ra và bảo trì thư viện hàm mà chúng sẽ được tái sử dụng cho chương trình khác. Do đó, những dự án lớn có thể được quản lý dễ dàng mà tốn rất ít công sức.

1.2.1 C – Ngôn ngữ bậc trung

C được hiểu là ngôn ngữ bậc trung bởi vì nó kết hợp những yếu tố của những ngôn ngữ cấp cao và những chức năng của hợp ngữ (ngôn ngữ cấp thấp). C cho phép thao tác trên những thành phần cơ bản của máy tính như bits, bytes, địa chỉ…. Hơn nữa, mã C rất dễ di chuyển nghĩa là phần mềm viết cho loại máy tính này có thể chạy trên một loại máy tính khác. Mặc dù C có năm kiểu dữ liệu cơ bản, nhưng nó không được xem ngang hàng với ngôn ngữ cao cấp về mặt kiểu dữ liệu. C cho phép chuyển kiểu dữ liệu. Nó cho phép thao tác trực tiếp trên bits, bytes, word và con trỏ (pointer). Vì vậy, nó được dùng cho lập trình mức hệ thống.

1.2.2 C - Ngôn ngữ cấu trúc
Thuật ngữ ngôn ngữ cấu trúc khối (block-structured language) không áp dụng với C. Ngôn ngữ cấu trúc khối cho phép thủ tục (procedures) hay hàm (functions) được khai báo bên trong các thủ tục và hàm khác. C không cho phép việc tạo hàm trong hàm nên nó không phải là ngôn ngữ cấu trúc khối. Tuy nhiên, nó được xem là ngôn ngữ cấu trúc vì nó có nhiều điểm giống với ngôn ngữ cấu trúc ALGOL, Pascal và một số ngôn ngữ tương tự khác.

C cho phép có sự tổng hợp của mã lệnh và dữ liệu. Ðiều này là một đặc điểm riêng biệt của ngôn ngữ cấu trúc. Nó liên quan đến khả năng tập hợp cũng như ẩn dấu tất cả thông tin và các lệnh khỏi phần còn lại của chương trình để dùng cho những tác vụ riêng biệt. Ðiều này có thể thực hiện qua việc dùng các hàm hay các khối mã lệnh (Code Block). Các hàm được dùng để định nghĩa hay tách rời những tác vụ được yêu cầu trong chương trình. Ðiều này cho phép những chương trình hoạt động như trong một đơn vị thống nhất. Khối mã lệnh là một nhóm các câu lệnh chương trình được nối kết với nhau theo một trật tự logic nào đó và cũng được xem như một đơn vị thống nhất. Một khối mã lệnh được tạo bởi một tập hợp nhiều câu lệnh tuần tự giữa dấu ngoặc mở và đóng xoắn như dưới đây:

Code:
do
   {
      i = i + 1;
      .
      .
      .
   } while (i < 40);

Ngôn ngữ cấu trúc hỗ trợ nhiều cấu trúc dùng cho vòng lặp (loop) như là while, do-while, và for. Những cấu trúc lặp này giúp lập trình viên điều khiển hướng thực thi trong chương trình.

1.3 Cấu trúc chương trình C

C có một số từ khóa, chính xác là 32. Những từ khóa này kết hợp với cú pháp của C hình thành ngôn ngữ C. Nhưng nhiều trình biên dịch cho C đã thêm vào những từ khóa dùng cho việc tổ chức bộ nhớ ở những giai đoạn tiền xử lý nhất định.

Vài quy tắc khi lập trình C như sau :

- Tất cả từ khóa là chữ thường (không in hoa)
- Ðoạn mã trong chương trình C có phân biệt chữ thường và chữ hoa. Ví dụ : do while thì khác với DO WHILE
- Từ khóa không thể dùng cho các mục đích khác như đặt tên biến (variable name) hoặc tên hàm (function name)
- Hàm main() luôn là hàm đầu tiên được gọi đến khi một chương trình bắt đầu chạy (chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn ở phần sau)

Xem xét đoạn mã chương trình:

Code:
main ()
   {
      /* This is a sample program */
      int i = 0;
      i = i + 1;
      .
      .
   }

Ghi chú: Những khía cạnh khác nhau của chương trình C được xem xét qua đoạn mã trên. Ðoạn mã này xem như là đoạn mã mẫu, nó sẽ được dùng lại trong suốt phần còn lại của giáo trình này.

1.3.1 Ðịnh nghĩa Hàm

Chương trình C được chia thành từng đơn vị gọi là hàm. Ðoạn mã mẫu chỉ có duy nhất một hàm main(). Hệ điều hành luôn trao quyền điều khiển cho hàm main() khi một chương trình C được thực thi. Tên hàm luôn được theo sau là cặp dấu ngoặc đơn (). Trong dấu ngoặc đơn có thể có hay không có những tham số (parameters).

1.3.2 Dấu phân cách (Delimiters)

Sau định nghĩa hàm sẽ là dấu ngoặc xoắn mở {. Nó thông báo điểm bắt đầu của hàm. Tương tự, dấu ngoặc xoắn đóng } sau câu lệnh cuối trong hàm chỉ ra điểm kết thúc của hàm. Dấu ngoặc xoắn mở đánh dấu điểm bắt đầu của một khối mã lệnh, dấu ngoặc xoắn đóng đánh dấu điểm kết thúc của khối mã lệnh đó. Trong đoạn mã mẫu có 2 câu lệnh giữa 2 dấu ngoặc xoắn.

Hơn nữa, đối với hàm, dấu ngoặc xoắn cũng dùng để phân định những đoạn mã trong trường hợp dùng cho cấu trúc vòng lặp và lệnh điều kiện..
1.3.3 Dấu kết thúc câu lệnh (Terminator)

Dòng int i = 0; trong đoạn mã mẫu là một câu lệnh (statement). Một câu lệnh trong C thì được kết thúc bằng dấu chấm phẩy (;). C không hiểu việc xuống dòng dùng phím Enter, khoảng trắng dùng phím spacebar hay một khoảng cách do dùng phím tab. Có thể có nhiều hơn một câu lệnh trên cùng một hàng nhưng mỗi câu lệnh phải được kết thúc bằng dấu chấm phẩy. Một câu lệnh không được kết thúc bằng dấu chấm phẩy được xem như một câu lệnh sai.

1.3.4 Dòng chú thích (Comment)

Những chú thích thường được viết để mô tả công việc của một lệnh đặc biệt, một hàm hay toàn bộ chương trình. Trình biên dịch sẽ không dịch chúng. Trong C, chú thích bắt đầu bằng ký hiệu /* và kết thúc bằng */. Trường hợp chú thích có nhiều dòng, ta phải chú ý ký hiệu kết thúc (*/), nếu thiếu ký hiệu này, toàn bộ chương trình sẽ bị coi như là một chú thích. Trong đoạn mã mẫu dòng chữ "This is a sample program" là dòng chú thích. Trong trường hợp chú thích chỉ trên một dòng ta có thể dùng //. Ví dụ:

int a = 0; // Biến ‘a’ đã được khai báo như là một kiểu số nguyên (interger)

1.3.5 Thư viện C (Library)

Tất cả trình biên dịch C chứa một thư viện hàm chuẩn dùng cho những tác vụ chung. Một vài bộ cài đặt C đặt thư viện trong một tập tin (file) lớn trong khi đa số còn lại chứa nó trong nhiều tập tin nhỏ. Khi lập trình, những hàm được chứa trong thư viện có thể được dùng cho nhiều loại tác vụ khác nhau. Một hàm (được viết bởi một lập trình viên) có thể được đặt trong thư viện và được dùng bởi nhiều chương trình khi được yêu cầu. Vài trình biên dịch cho phép hàm được thêm vào thư viện chuẩn trong khi số khác lại yêu cầu tạo một thư viện riêng.

1.4 Biên dịch và thực thi một chương trình (Compiling and Running)
Những bước khác nhau của việc dịch một chương trình C từ mã nguồn thành mã thực thi được thực hiện như sau :

 Soạn thảo/Xử lý từ

Ta dùng một trình xử lý từ (word processor) hay trình soạn thảo (editor) để viết mã nguồn (source code). C chỉ chấp nhận loại mã nguồn viết dưới dạng tập tin văn bản chuẩn. Vài trình biên dịch (compiler) cung cấp môi trường lập trình (xem phụ lục) gồm trình soạn thảo.

 Mã nguồn

Ðây là đoạn văn bản của chương trình mà người dùng có thể đọc. Nó là đầu vào của trình biên dịch C.

 Bộ tiền xử lý C

Từ mã nguồn, bước đầu tiên là chuyển nó qua bộ tiền xử lý của C. Bộ tiền xử lý này sẽ xem xét những câu lệnh bắt đầu bằng dấu #. Những câu lệnh này gọi là các chỉ thị tiền biên dịch (directives). Điều này sẽ được giải thích sau. Chỉ thị tiền biên dịch thường được đặt nơi bắt đầu chương trình mặc dù nó có thể được đặt bất cứ nơi nào khác. Chỉ thị tiền biên dịch là những tên ngắn gọn được gán cho một tập mã lệnh.

 Mã nguồn mở rộng C

Bộ tiền xử lý của C khai triển các chỉ thị tiền biên dịch và đưa ra kết quả. Ðây gọi là mã nguồn C mở rộng, sau đó nó được chuyển cho trình biên dịch C.
 Trình biên dịch C (Compiler)

Trình biên dịch C dịch mã nguồn mở rộng thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.

Nếu chương trình quá lớn nó có thể được chia thành những tập tin riêng biệt và mỗi tập tin có thể được biên dịch riêng rẽ. Ðiều này giúp ích khi mà một tập tin bị thay đổi, toàn chương trình không phải biên dịch lại.

 Bộ liên kết (Linker)

Mã đối tượng cùng với những thủ tục hỗ trợ trong thư viện chuẩn và những hàm được dịch riêng lẻ khác kết nối lại bởi Bộ liên kết để cho ra mã có thể thực thi được.

 Bộ nạp (Loader)

Mã thực thi được thi hành bởi bộ nạp của hệ thống.

Tiến trình trên được mô tả qua lưu đồ 1.2 sau :









[You must be registered and logged in to see this image.]





Hình 1.2: Biên dịch và thực thi một chương trình


Về Đầu Trang Go down
http://mdc12a10.forums.vg
KaiPro
Admin
KaiPro


Tổng số bài gửi : 593
Mức độ Pờ-rồ : 70676
Join date : 24/08/2010
Age : 31
Đến từ : TP.HCM

TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C   TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 1:53 pm

Chúng ta sẽ dùng chương trình C free 4.0 để học tập nhá. Link down : [You must be registered and logged in to see this link.] (trong đây gồm file cài + crack TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C 995596, cách crack : đọc file readme trong đó TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C 709745). Sẽ cập nhật video dạy thêm về bài 1 này.
Về Đầu Trang Go down
http://mdc12a10.forums.vg
KaiPro
Admin
KaiPro


Tổng số bài gửi : 593
Mức độ Pờ-rồ : 70676
Join date : 24/08/2010
Age : 31
Đến từ : TP.HCM

TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C   TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 3:53 pm

Video bài giảng : [You must be registered and logged in to see this link.] Lưu ý : Xem = K-Lite
Về Đầu Trang Go down
http://mdc12a10.forums.vg
Minh.Kal
Tổ trưởng
Minh.Kal


Tổng số bài gửi : 407
Mức độ Pờ-rồ : 5525
Join date : 26/08/2010
Age : 31
Đến từ : the planet Krypton

TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C   TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 4:07 pm

ô vâng bác ấy đang khoe win 7 TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C 995596, bộ xài touchpad hay sao thấy khó khăn dữ vậy TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C 995596


Được sửa bởi Minh.Kal ngày Thu Sep 16, 2010 5:19 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
KaiPro
Admin
KaiPro


Tổng số bài gửi : 593
Mức độ Pờ-rồ : 70676
Join date : 24/08/2010
Age : 31
Đến từ : TP.HCM

TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C   TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C I_icon_minitimeWed Sep 15, 2010 7:39 pm

Xài chuột đàng hoàng, tại CamStudio gây ra đó. Dis mẹ khoe con kẹc gì TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C 549802, quế lolz là dẹp a2h TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C 549802
Về Đầu Trang Go down
http://mdc12a10.forums.vg
Dryan

Dryan


Tổng số bài gửi : 214
Mức độ Pờ-rồ : 5264
Join date : 25/08/2010
Age : 31
Đến từ : Manchester United FM

TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C   TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C I_icon_minitimeThu Sep 16, 2010 10:14 am

YEAH,bươc vào con đg lập tr ình
Về Đầu Trang Go down
http://phucdinh.oni.cc
Minh.Kal
Tổ trưởng
Minh.Kal


Tổng số bài gửi : 407
Mức độ Pờ-rồ : 5525
Join date : 26/08/2010
Age : 31
Đến từ : the planet Krypton

TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C   TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C I_icon_minitimeThu Sep 16, 2010 5:34 pm

nhập môn C dễ hơn Pascal ta, chắc tại học wa Pascal trc rồi nhể
Về Đầu Trang Go down
KaiPro
Admin
KaiPro


Tổng số bài gửi : 593
Mức độ Pờ-rồ : 70676
Join date : 24/08/2010
Age : 31
Đến từ : TP.HCM

TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C   TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C I_icon_minitimeThu Sep 16, 2010 9:34 pm

Ai chưa nhập môn Pascal thì thấy C khá khó, còn học rồi thì mau tiếp thu hơn
Về Đầu Trang Go down
http://mdc12a10.forums.vg
Dryan

Dryan


Tổng số bài gửi : 214
Mức độ Pờ-rồ : 5264
Join date : 25/08/2010
Age : 31
Đến từ : Manchester United FM

TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C   TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C I_icon_minitimeFri Sep 17, 2010 9:28 pm

ừ,khá giống PC.chưa học PC thì chắc chết wa
Về Đầu Trang Go down
http://phucdinh.oni.cc
Sponsored content





TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C   TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
TUẦN 2 - BÀI 1 : Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ C
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TUẦN 1 - BÀI 1 : Chuyễn đổi các cơ số
» NGỤ NGÔN VỀ NGỌN NẾN!!!!!!!!!!!!!!!!!!!11
» CÁCH CHÈN NHẠC VÀO BÀI VIẾT
» CÁCH CHÈN HÌNH ẢNH VÀO BÀI VIẾT
» có ai bít phần mềm nào vẽ hình ngon ko??

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcome to Forum of 12A10 Class in MĐC High School (2007 - 2010) ^^ :: TRUNG TÂM TIN HỌC :: Lập Trình, Mã Nguồn (CODE)-
Chuyển đến